VĂN HÓA-XÃ HỘI
Lễ mừng thọ các cụ tuổi vàng, tuổi bạc xã Thanh An năm 2023.
19/01/2023 04:46:38

Lê Mừng thọ xuân Quý Mão 2023.

Phong tục mừng thọ tại Việt Nam

Lễ mừng thọ hay còn được hiểu là lễ mừng thượng thọ, khao thọ của những cụ ông, cụ bà sống lâu. Lễ được tổ chức bởi con cháu trong nhà hoặc do hội người cao tuổi tại địa phương tổ chức. Không chỉ là lễ mừng cho các cụ, ông bà còn mừng cho cả con cháu. Theo quan niệm phần đông người thì cha mẹ sống lâu, con cháu mới có cơ hội được phụng dưỡng.

Thường xuất phát từ lòng kính trọng, tình cảm dành cho những người cao tuổi, người Việt hay tổ chức mừng thọ ông bà, cha mẹ, người thân vào dịp Tết. Việc mừng thọ sẽ tùy theo mục đích và điều kiện mỗi gia đình, dòng họ. Đối với những dòng họ ít người sống thọ, khi cha mẹ được 60, 70 tuổi, con cháu đã làm lễ mừng. Thông thường, cha mẹ từ 70, 80 tuổi trở lên mới nên làm lễ mừng thọ.

Người Việt hay tổ chức mừng thọ ông bà, cha mẹ, người thân vào dịp Tết

Tại các làng quê Việt Nam, mỗi khi tết đến là người ta lại chúc nhau những điều tốt đẹp nhất. Trong đó không thể thiếu lời chúc “sống lâu trăm tuổi” dành cho các bậc cao tuổi để tri ân nguồn cội. Người Việt Nam trên mảnh đất hình chữ S vẫn duy trì tục mừng thọ tập trung.

Nhiều người đi mừng thọ nhưng ít để ý tên gọi lễ mừng thọ. Thực tế thì tên của lễ mừng sẽ được lấy theo tuổi như:

· Thọ 100 tuổi: Được gôi Lão Thọ, Lão Thiêm Thọ, gọi tắt là Thọ Đỏ. Những người sống hơn 100 tuổi trở lên còn được gọi là Kì Di.

· Thọ 90 tuổi: Được gọi là Đại Thọ.

· Thọ 80 tuổi: Được gọi là Thượng Thọ.

· Thọ 70 tuổi: Được gọi là Trung Thọ.

· Thọ 60 tuổi: Được gọi là Hạ Thọ.

Nguồn gốc của lễ mừng thọ

Tương truyền vào thế kỷ 19, vua Tự Đức ban sắc lệnh huy động những trai đinh 18 – 55 tuổi phải đi lao. Trong khi ai cũng biết đi như vậy sẽ đi dễ khó về. Tuy nhiên, lệnh Vua ban thì không thể không theo.

Do muốn được tri ân những người lớn tuổi trong lành, quan Chánh tổng Ngãi Âm thuộc làng Hàm Dương, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, hiện là làng Hàm Hương, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng đã chống lại lệnh vua. Ông đưa ra quyết định những người tuổi 55 vào dịp Tết Nguyên đán sẽ ra trình lão.

Những người đã lên trình lão sẽ không bị bắt đi lao dịch để phải bỏ mạng nơi đất khách quê người. Sau hàng thế kỷ trôi qua, du trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt, người dân làng Hàm Dương vẫn gìn giữ và duy trì những tục lệ tốt đẹp và giàu ý nghĩa này. Sau đây là ý nghĩa mừng thọ người cao tuổi.

Ý nghĩa lễ mừng thọ người cao tuổi

Mừng thọ là một nét đẹp văn hóa của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự tôn trọng, tấm lòng hiếu thảo, kính trọng, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” đối với ông bà, cha mẹ.

Ngày mừng thọ còn chứa đựng ý nghĩa “Kính già, già để tuổi cho”. Lễ mừng thọ góp phần mang đến niềm vui, niềm phấn khởi để các cụ sống vui, sống khỏe, sống có ích cho gia đình, xã hội.

Mỗi người sinh ra, ai mà không mong muốn cuộc đời có đủ cả 5 yếu tố gồm Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh (may mắn, của cải, sống lâu, mạnh khỏe, bình yên). Trong đó, Thọ là điều quý giá nhất trên đời mà không một phú quý, cao sang nào sánh được.

Nước ngoài thường con cháu tổ chức lễ mừng thọ cho ông bà, bố mẹ vào ngày sinh nhật. Tuy nhiên, ở nước ta, không ít người khó nhớ được ngày sinh chính xác của mình nên hay tổ chức mừng thọ lục tuần (60 tuổi), thất tuần (70 tuổi), bát tuần (80 tuổi) cửu tuần (90 tuổi) vào những ngày đầu xuân năm mới Âm lịch. Đây cũng là dịp mọi thành viên trong gia đình, con cháu làm ăn xa có dịp quây quần bên nhau.

Gia đình có người cao tuổi chính là đại hồng phúc. Con cháu có cơ hội mừng thọ ông bà cha mẹ chính là được tiếp thêm niềm vui và niềm tự hào. Do đó, tục mừng thọ được xem là nét văn hóa rất đáng trân trọng. Người cao tuổi khi được quan tâm, nhìn thấy con cháu quây quần sẽ thấy phấn khởi sẽ hạnh phúc và là động lực để sống lâu hơn với con cháu.

Vì thế, có thể nói mừng thọ cũng chính là cách giáo dục và răn dạy con cháu phải biết ăn ở có trước có sau. Thực hiện đúng bổn phận ăn ở với người đời và xã hội. Đó chính là ý nghĩa của việc mừng thọ người cao tuổi tại Việt Nam ta.

Thực hiện kế hoạch của Đảng uỷ, UBND xã Thanh An, 3/3 thôn tổ chức lễ mừng thọ cho các cụ tuổi vàng, tuổi bạc xuân Quý Mão 2023. Năm nay xã Thanh An có 70 cụ chúc thọ 70; 23 cụ chúc thọ 75; 9 cụ chúc thọ 80; 10 cụ chúc thọ 85; 5 cụ chúc thọ 95, 01 cụ chúc thọ 101.

Tại buổi chúc thọ ở các cơ sở, Đ/c Nguyễn Đắc Chiếm- BTĐU- CTUBND xã thay mặt lãnh đạo địa phương đã ghi nhận những công lao to lớn mà người cao tuổi và chúc các cụ sống vui, sống khoẻ, hạnh phúc, trường thọ.

Đầu xuân năm mới, việc chúc thọ ông bà, cha mẹ thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” cao đẹp của người dân Việt Nam. Truyền thống tốt đẹp đó đã và đang nhân lên những giá trị tinh thần quý báu, mang ý nghĩa thiết thực và tính nhân văn sâu sắc nhằm phát huy vai trò “cây cao bóng cả” của lớp NCT trong gia đình và xã hội hiện nay.

Một số hình ảnh:
 
 

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ THANH AN - HUYỆN THANH HÀ

Trưởng Ban Biên tập: Ông Nguyễn Huy Quang - Phó chủ tịch UBND xã

Địa chỉ: thôn Tiên Tảo, xã  Thanh An, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0974943157

Email: thanhan.thanhha@haiduong.gov.vn

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 3
Tháng này: 7,441
Tất cả: 3,036,391